Cai trị Psusennes_I

Cỗ quan tài bằng bạc của nhà vua (Bảo tàng Cairo)

Độ dài vương triều chính xác của Psusennes I không được biết rõ bởi vì sự khác biệt trong các bản ghi chép của Manetho dành cho ông với một vương triều 41 hoặc 46 năm. Một số nhà Ai Cập học đã đề xuất nâng cao hơn con số 41 năm thêm một thập kỷ tới 51 năm để phù hợp chặt chẽ hơn với niên đại một năm 48 và 49 vô danh ở Thượng Ai Cập. Tuy nhiên, nhà Ai Cập học người Đức Karl Jansen-Winkeln đã cho rằng tất cả những niên đại này nên được xác định là thời gian nắm giữ chức vụ Tư Tế Amun của Menkheperra, ông ta đã được ghi chép rõ ràng vào năm 48[12]. Jansen-Winkeln lưu ý rằng "trong nửa thời gian đầu của Dyn 21, [các] HP Herihor, Pinedjem IMenkheperra có các biểu tượng của hoàng gia và [vương] hiệu ở các mức độ khác nhau" trong khi ba vị vua Tanis đầu tiên (Smendes aka: Nesubanebded, Amenemnisu và Psusennes I) hầu như không bao giờ được nhắc đến ở Thượng Ai Cập với ngoại lệ là một tranh tường và đá tấm bia đá dành cho Smendes[13]. Ngược lại, tên tuổi của những vị vua kế vị Psusennes I thuộc Vương triều 21 như Amenemope, Osorkon Già, và Siamun xuất hiện thường xuyên trong các tài liệu khác nhau từ Thượng Ai Cập trong khi Đại Tư Tế Theban Pinedjem II là người cùng thời với ba vị vua sau này không bao giờ chấp nhận bất kỳ các biểu tượng của hoàng gia hay tước hiệu trong suốt thời gian cai trị của mình[14].

Sơ đồ ngôi mộ NRT III

Do đó, hai niên đại năm 49 riêng biệt từ Thebes và Kom Ombo[15] có thể được xác định là thời gian cầm quyền của Đại Tư Tế Menkheperra ở Thebes thay vì Psusennes I nhưng điều này vẫn chưa chắc chắn. Các biên tập viên cuốn Sổ tay Niên đại của Ai Cập cổ đại đã ước tính vương triều của Psusennes I khoảng 46 năm.[16] Psusennes I chắc chắn phải có được mối quan hệ thân mật với viên Tư tế Amun ở Thebes trong suốt vương triều lâu dài của ông.

Trong thời gian trị vì lâu dài của mình, Psusennes xây dựng các bức tường bao quanh và phần trung tâm của Đại điện ở Tanis mà được dành riêng cho bộ ba Amun, MutKhonsu[17].